Dự báo bất động sản 2022 tăng đáng kể do lạm phát
Những đợt lạm phát, nền kinh tế bị kìm hãm và làm giảm nhu cầu về thuê hay mua bất động sản cho dù kênh bất động sản luôn được coi là kênh trú ẩn an toàn giúp giảm thiểu rủi ro khi lạm phát tăng cao.
Thị trường chuyển biến
Những tháng đầu năm 2022, đại dịch suy giảm nhưng áp lực kiểm soát lạm phát tại Việt Nam là vấn đề đáng trú trọng được đề cập trong quản lý kinh tế vĩ mô. Lạm phát của Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4,0% vào năm 2023 ( đại diện Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nhận định)
Việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch vào giữa tháng 3 và nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dịch vụ, theo đó dự báo tăng trưởng ngành dịch vụ là 5,5% trong năm nay. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công sẽ thúc đẩy xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan. Cùng với sự phục hồi kinh tế và tình trạng bất ổn của giá dầu toàn cầu, lạm phát dự kiến sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4,0% vào năm 2023.
Xem thêm: Tiền mất giá mối liên hệ giữa lạm phát và bất động sản như thế nào?
Ba biến số để kiểm soát lạm phát 2022
Năm 2022, Quốc hội Việt Nam đặt chỉ tiêu CPI tăng khoảng 4% trong năm nay. Với con số này vào thời điểm tháng 1 được coi là mục tiêu khá là khả thi, và “ trong tầm tay” của Việt Nam. Tuy nhiên sau những biến số lên xuống thất thường của nền kinh tế do chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
Tiêu biểu là là tình trạng giá dầu tăng mạnh từ 70 USD/thùng lên mốc trên 120 USD/thùng trong vòng gần 6 tháng trở lại đây. Các chuyên gia quốc tế cũng dự báo giá dầu có thể tăng lên đến 200 USD/thùng nếu nguồn cung dầu từ Nga bị cắt giảm. Tương tự, biến động giá kim loại quý tăng đáng kể. Ở thị trường quốc tế theo thống kê của sàn Kitco, giá vàng thế giới trong 1 tháng qua tăng đỉnh điểm đến 1,991.16 USD/ounce. Cùng với đó, giá vàng trong nước có sự chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới, gần chạm mốc 69 triệu đồng/lượng vào ngày 18/3. Những biến động này này dẫn đến các nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng cao và sau cùng là giá hàng hóa tăng theo.
Theo nhận định của TS. Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng có 3 biến số để kiểm soát lạm phát vào thời điểm này.
Thứ nhất, ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh đến giá dầu, kim loại quý, nguyên liệu đầu vào của các lĩnh vực sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của sản phẩm.
Thứ hai, căng thẳng tiếp tục leo thang, nhiều lệnh trừng phạt cho Nga được áp đặt từ các nước phương Tây. Với những biện pháp này tạo ra xung đột giữa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể như, việc xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu do vận chuyển hàng hải và hàng không bị hạn chế.
Thứ ba, đại dịch Covid – 19. Tình trạng bình thường mới sau Covid, chúng ta kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi và phát triển trở lại, sống chung với dịch. Tuy nhiên, mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid thì không hề dễ dàng để thực hiện được. Nguyên nhân được đưa ra là do sức đề kháng của các doanh nghiệp hiện nay đang khá thấp vì học đã phải chống chọi qua hơn 2 năm đại dịch. Hơn nữa lãi suất đang tăng, giá cả leo thang chi phí nguyên vật liệu sản xuất cũng tăng trong bối cảnh hiện tại.
Biến động giá bất động sản trong thời kỳ lạm phát
Một phân tích của Savills World Research đã chỉ ra nếu lạm phát xảy ra do tăng trưởng kinh tế (lạm phát cầu kéo), nhu cầu bất động sản sẽ được đẩy lên và giúp làm tăng giá trị của bất động sản. Tuy nhiên, nếu lạm phát được hình thành bởi các chi phí như nguyên vật liệu, chi phí lao động tăng (lạm phát chi phí đẩy) sẽ dẫn đến hạn chế nguồn cung bất động sản. Lạm phát do chi phí đẩy cũng khó dự đoán, thường do các biến cố không lường trước được như về môi trường, địa chính trị…
Theo ông Khương, trước những biến động như chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, có 3 kênh trú ẩn tài sản lớn là dầu mỏ, kim loại quý và bất động sản.
“Khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng do những bất ổn về chiến tranh, kinh tế – chính trị thế giới, nguồn tài chính đầu tư vào bất động sản được xem là một phương án giúp bảo toàn dòng vốn trước rủi ro. Điều này giúp họ bảo toàn giá trị tài sản, đồng thời tránh sự bất ổn định ở những kênh đầu tư khác”, ông Khương phân tích.
Tại Việt Nam, thời gian vừa qua tình hình giãn cách xã hội kéo dài kiến nguồn cung bất động sản hạn chế. Người dân giữ tiền nhờ bất động sản thì chủ yếu gửi gắm vào đất nền chiếm tỷ lệ cao trong khi các sản phẩm bất động sản nhà ở bao gồm đất và các tài sản trên đất chiếm tỷ lệ thấp hơn. Trong bối cảnh kinh tế – chính trị thế giới bất ổn lạm phát tăng nhanh và nguồn cung khan hiếm, thị trường bất động sản bao gồm cả phân khúc nhà ở và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.
Xem thêm: Năm 2022, dòng bất động sản nào sẽ chiếm ưu thế dẫn dắt thị trường?
Để nhận tài liệu và tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp, anh chị vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Đầu tư CBEST – Tầng 12 – Tòa MD Complex, Số 68 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Hotline 0987.608.429/ 0947.335.331
– Email: myvt@cbest.vn
– Website: https://cbest.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/CBest.vn
– Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC30uQfIGt0kzsVtmRBa0t6Q