Lãi suất ngân hàng tác động thế nào đến BĐS và biến động ra sao trong cuối năm 2021
Lãi suất ngân hàng sẽ biến động như nào nửa cuối năm 2021? quản trị dòng tiền hiệu quả như nào để đảm bảo vừa an toàn vừa chớp được cơ hội đầu tư bất động sản sau giãn cách!
Lãi suất ngân hàng năm 2021
Năm 2020, để đối phó với dịch Covid -19 và kích cầu tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp với tổng mức giảm là 1,5 điểm phần trăm đối với lãi suất tái cấp vốn, hạ trần lãi suất huy động dưới 6 tháng từ 0,8 đến 1 điểm phần trăm. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn cũng được hoãn thực hiện thêm 1 năm để cho các Ngân hàng không chịu nhiều áp lực cơ cấu lại nguồn vốn trong bối cảnh các ngân hàng thương mại phải hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm lãi suất cho vay, giãn nợ và cơ cấu lại nợ.
Ngân hàng ra gói cho vay mua nhà với lãi suất rất ưu đãi, giảm so với thời kỳ trước
Về phía các cá nhân, doanh nghiệp, dịch bệnh kéo dài khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất hoặc đóng cửa Công ty làm cầu tín dụng giảm đi nhiều. Cung tăng, cầu giảm làm lãi suất giảm đi rõ rệt.
Năm 2021, năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025. Trong kế hoạch 5 năm này, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%-7%. Do vậy, khả năng Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục việc nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình gặp khó khăn kéo dài do dịch Covid- 19. Và thực tế Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất điều hành thêm 1 lần nữa trong nửa đầu năm 2021. Hiện tại, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu Chính phủ đã chạm đáy từ trước đến nay, trong khi lãi suất huy động cũng giảm xuống thấp nhất trong vòng 15 năm qua.Trong quý I.2021, một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng/giảm từ 0,1% – 0,4% tập trung vào các kỳ hạn ngắn và khách hàng cá nhân. Hầu hết giữ nguyên mức lãi suất tiền gửi ở mức 3-4%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,5-5,5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 4,6-6%/năm với kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Đối với Thị trường vay vốn phục vụ mua nhà vào đầu dậy sóng với việc tung các Ngân hàng ra gói cho vay mua nhà với lãi suất rất ưu đãi, giảm so với thời kỳ trước. Theo thống kê thị trường của các tổ chức đầu tư cho thấy, lãi suất cho vay mua nhà thế chấp sổ đỏ (hoặc tài sản hình thành từ vốn vay) cùng thời điểm tại phần lớn các ngân hàng đều đang phổ biến quanh mức 6,5-11,5%/năm. Việc biến động lãi suất và mức lãi suất cho vay hấp dẫn với sản phẩm cho vay bất động sản tại các ngân hàng đang gây ra rất nhiều khó hiểu với thị trường khi đây là lĩnh vực được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên ù bị kiểm soát chặt chẽ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, thực tế dư nợ cho vay bất động sản đến giữa tháng 3.2021 vẫn đạt mức tăng 2,13%, tức là cao hơn đáng kể tốc độ tăng tín dụng chung toàn ngành là 2,04%.
Dự báo Lãi suất giai đoạn tới sẽ có sự tăng nhẹ, tuy nhiên lãi suất chỉ tăng ở mức khiêm tốn do lạm phát ở nước ta vẫn được kiểm soát và chính sách tiền tệ vẫn đang duy trì hướng hỗ trợ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid -19.
Quản trị dòng tiền như thế nào để đảm bảo vừa an toàn vừa chớp được cơ hội đầu tư BĐS sau giãn cách
Việc kiểm soát dòng tiền là vấn đề lớn nhất của mọi người và của các doanh nghiệp. Một chìa khóa quan trọng để quản trị dòng tiền hiệu quả là lập ngân sách và dự báo. Tất cả các doanh nghiệp – lớn và nhỏ – hay mỗi gia đình, cá nhân đều nên chuẩn bị cho mình một kế hoạch tài chính.
Thông thường, chúng ta nên lập kế hoạch ngân sách theo năm bao gồm dự đoán doanh thu và chi phí hàng tháng. Từ nguồn này, các cá nhân/ doanh nghiệp sẽ có cơ sở số liệu liên quan đến thu nhập và dòng tiền ra hàng tháng. Ngân sách dự đoán lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi dự báo dòng tiền dự đoán dòng tiền ròng. Trên cơ sở dự báo dòng tiền, chúng ta sẽ có kế hoạch dòng vốn của mình hay xử lý gọi vốn cho các trường hợp thiếu hụt dòng tiền. Cũng giống như một cá nhân hoặc một gia đình, các doanh nghiệp cần một “chỗ dựa” về nguồn vốn. Điều này mang lại cho họ sự an toàn trong những khoảng thời gian kinh doanh không ổn định. Nó cũng cung cấp một cơ hội để tận dụng các khoản đầu tư chiến lược hoặc kiểm soát chi phí phù hợp với mỗi giai đoạn.
Xét về cá nhân/gia đinh: Khi gặp thiếu hụt tiền mặt, thấy cơ hội đầu tư nhưng không đủ vốn, ta thường có lựa chọn đi vay. Có thể vay người thân, bạn bè, gia đình với mức lãi suất thấp hoặc không lãi suất, nhưng cũng có trường hợp họ không vay người thân và sự dụng huy động vốn vay Ngân hàng.
Nếu việc quản trị dòng tiền ra vào tối ưu, kết hợp với việc thị trường tài chính đang có rất nhiều ưu đãi thì việc đầu tư sẽ an toàn và tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư
Các doanh nghiệp cũng vậy, thường có hai lựa chọn khi xử lý việc thiếu hụt vốn: hoặc huy động thêm vốn chủ sở hữu (tức là bỏ thêm tiền của mình vào), hoặc huy động vốn vay từ bên ngoài (ngân hàng, thị trường tài chính). Do hạn chế về việc tiếp cận thị trường tài chính, các doanh nghiệp thường sử dụng vốn chủ sở hữu, ít sử dụng các nguồn vốn chính thức bên ngoài để tài trợ cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ có hạn, thiếu vốn khiến các doanh nghiệp không thể đầu tư mở rộng sản xuất, tăng năng suất, phát triển thị trường và tạo thêm việc làm.
Như vậy, Vay vốn được xem là một đòn bẩy tài chính. Bên cạnh việc cung cấp nguồn vốn kinh doanh, vốn vay cũng góp phần làm tăng khả năng sinh lời cao khi chúng ta biết sử dụng hợp lý, quay vòng vốn phù hợp với dòng tiền ra vào của cá nhân/doanh nghiệp. Tiếp cận vốn Ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam là vô cùng khó và vay trả góp tại ngân hàng luôn là hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, suy nghĩ lối mòn về những tiêu cực khi trả lãi cho ngân hàng dẫn đến nhiều doanh nghiệp bỏ qua việc vay trả góp, cũng chính là bỏ qua cơ hội. Mà cơ hội của mỗi người, mỗi doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có.
Hiện nay, lãi suất ở nước ta đang ở mức thấp do lạm phát ở nước ta vẫn được kiểm soát và chính sách tiền tệ vẫn đang duy trì hướng hỗ trợ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid -19. Nếu việc quản trị dòng tiền ra vào tối ưu, có kế hoạch dòng tiền ra vào trong thời gian dài, kết hợp với việc thị trường tài chính đang có rất nhiều ưu đãi, cũng như Covid đang kéo thị trường về giá trị thực thì việc đầu tư sẽ an toàn và tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Tìm hiểu thêm thông tin và tư vấn đầu tư/ uỷ thác đầu tư bất động sản, quý anh chị vui lòng liên hệ hoặc để lại thông tin:
Công ty TNHH Đầu tư CBEST – Tầng 12 – Tòa MD Complex, Số 68 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Hotline: 0919.84.1010 hoặc 0919.85.1010
– Website: https://cbest.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/CBest.vn
– Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC30uQfIGt0kzsVtmRBa0t6Q