Cách xử lý từ chối khi khách chê dự án xấu, thiết kế xấu
“ Thiết kế xấu quá em ơi chị không mua đâu” cách xử lý chuyên nghiệp khiến khách hàng phải gật đầu đồng ý.
“ Chị không có tiền đâu”
“ Dự án đắt quá, xa quá chị không mua”
“ Vị trí này xấu không hợp phong thủy, thiết kế xấu” …
Trên đây là những câu mà các sale bất động sản thường xuyên gặp. Vậy trong những trường hợp như vậy nếu chúng ta đồng ý với khách hàng và chào tạm biệt không tư vấn thêm thông tin gì thì đó là một sai lầm vô cùng. Hay gay gắt hơn là việc lời qua tiếng lại với khách thì đây chính là việc tự tạo hình ảnh xấu cho mình và công ty. Vậy khi khách hàng từ chối như vậy sale nên xử lý thế nào để vẫn có thể khiến khách hàng mua sản phẩm của mình. Cùng tham khảo bài viết dưới đây, CBest sẽ gợi ý cho bạn cách xử lý từ chối khi khách hàng chê dự án xấu, thiết kế xấu
Các bước xử lý từ chối khách hàng chê dự án xấu đảm bảo uy tín
Bước 1: Đồng cảm với khách hàng
Nghề dịch vụ là một nghề đòi hỏi những nhân viên bán hàng có những kỹ năng xử lý tình huống tốt, thông minh. Bởi chính khách hàng là người trả tiền cho chúng ta, phải làm sao để “ vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Bất động sản cũng vậy khi khách chê, hay không thích một vấn đề gì về dự án đầu tiên chúng ta phải xoa diu họ thể hiện sự đồng cảm. Khách chê dự án xấu, thiết kế xấu, sale nên trả lời như sau:
“Dạ, em đồng ý với anh/ chị là thiết kế kiến trúc thì vô vàn vạn trạng mỗi người một suy nghĩ về thẩm mỹ không ai giống ai“ Em cũng gặp mấy Anh/Chị cũng có cùng quan điểm với Anh/Chị.
Bước xoa dịu của bạn thành công, khách hàng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, quan tâm và tất nhiên họ sẽ không còn quá gay gắt với bạn nữa.
Bước 2: Hỏi khách hàng với lối kiến trúc của dự án nào mà làm cho khách hàng hài lòng
Sau khi thể hiện được sự đồng cảm với suy nghĩ của khách hàng, chúng ta bắt đầu thăm dò xem khách hàng thích lối thiết kế như thế nào, phong cách cổ điển hay hiện đại, hay có những dự án nào mà khách hàng thích lối thiết kế đó.
Việc này vừa giúp chúng ta thấu hiểu khách hàng hơn, biết được họ thích gì mong muốn như thế nào vào sản phẩm. Từ những yếu tố khai thác được sẽ có những cách giải quyết phù hợp với khách.
Bước 3: Nhấn mạnh về lợi thế của dự án
Sau khi biết được dự án hay sản phẩm nào rồi, thì mình sẽ nhấn mạnh vào lợi thế của dự án mình, dẫn chứng số liệu đã bán được thành công, nhận định của khách hàng đã mua trước đây, dẫn chúng về thương hiệu và uy tín của đơn vị thi công thiết kế, …
Và sale cùng cần phải xác định nhu cầu của khách là đầu tư được giá xong bán hay sau này vào sử dụng. Ví dụ nếu khách hàng mua để đầu tư ngắn hạn được giá cao sẽ bán thì yếu tố thiết kế không quá quan trọng mà nó phụ thuộc nhiều hơn vào vị trí đất, tiện ích xung quanh, khả năng sinh lời, … Khẳng định một lần nữa nếu đầu tư ngắn hạn được giá sẽ bán thì yếu tố này có quan trọng hay không?
Bước 4: Kêu gọi hành động
Sau khi cảm thấy khách hàng chăm chú lắng nghe và cảm thấy tin tưởng với những gì đã nói ở trên, bạn kết thúc lời từ chối bằng lời kêu gọi hành động hành động mua hàng để khách hàng chuyển sang chủ đề hay băn khoăn khác.
Xử lý tình huống là một nghệ thuật, nếu chúng ta khéo léo nắm bắt được tâm lý của khách hàng thì mọi chuyện sẽ vô cùng đơn giản. Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm thông tin và tư vấn đầu tư/ uỷ thác đầu tư bất động sản, quý anh chị vui lòng liên hệ hoặc để lại thông tin:
Công ty TNHH Đầu tư CBEST – Tầng 12 – Tòa MD Complex, Số 68 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Hotline: 0919.84.1010 hoặc 0919.85.1010
– Website: https://cbest.vn/
– Fanpage: https://www.facebook.com/CBest.vn