Cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng đã thực sự “bật dậy”?
Thời điểm chứng khoán trắng sàn chưa thấy dấu hiệu “xanh”, lạm phát tiếp tục leo thang, vàng tăng giá, … Vậy đâu là cơ hội cho các nhà đầu tư ? Câu trả lời chính là BĐS nghỉ dưỡng
Sau khi đại dịch thuyên giảm, nền kinh tế về tình trạng bình thường mới, du lịch Việt Nam phát triển trở lại thì cơ hội cho Bất động sản nghỉ dưỡng có không? Đây là vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm sau thời gian “ đóng băng” thị trường này.
Hãy có tư duy đầu tư dài hạn, thay vì tìm kiếm trong ngắn hạn
BĐS nghỉ dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với đà hồi phục của ngành du lịch và sự quay trở lại của khách quốc tế. Với việc Việt Nam đã mở lại đường bay quốc tế, ngành du lịch đã tìm thấy “cửa sáng” và đang dần năng động trở lại dù có chậm hơn một số lĩnh vực khác. Theo đó, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cũng đang dần “ấm” lên. Điều đáng nói là các nhà đầu tư vào phân khúc này thường có tư duy dài hạn thay vì tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.
Dưới đây là một số lý do lý giải cho sự phát triển của BĐS nghỉ dưỡng
Thứ nhất, Việt Nam có lợi thế đường bờ biển dài dọc từ Bắc đến Nam cung với chính sách thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ từ chính phủ, trong tương lai gần các dự án hạng sang, mang thương hiệu quốc tế sẽ được phát triển mạnh bởi các chủ đầu tư uy tín trong nước và quốc tế. Việc “ đứng trên vai người khổng lồ” – các thương hiệu quản lý vận hành hàng đầu thế giới giúp nâng tầm dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Thời gian này, các chủ đầu tư nên tranh thủ đẩy mạnh truyền thông, quảng bá để cùng tạo nên hiệu ứng tốt hơn.
Hơn nữa, với thời tiết giờ nắng trong khu vực miền Nam khoảng 2200 – 2500 giờ nắng ấm quanh năm khiến cho việc khai thác thị trường du lịch mạnh hơn so với các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng
Thứ hai, không giống như nhiều phân khúc khác, BĐS nghỉ dưỡng nhìn chung không tăng giá quá nhiều qua hai năm khó khăn vừa rồi gây nên bởi đại dịch Covid-19. Chẳng hạn như đất nền, đất nông nghiệp đã tăng có nơi tăng vài chục phần trăm, trong khi biệt thự nghỉ dưỡng chỉ tăng trong khoảng 4-5%. Đây cũng sẽ là một lý do khiến cho nhà đầu tư quan tâm đến phân khúc này có thêm động lực để “xuống tiền”.
Thứ ba, về dài hạn, với việc dự kiến khoảng gần 114.000 tỷ đồng thuộc gói kích thích kinh tế sẽ được đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng sẽ là động lực quan trọng cho BĐS nghỉ dưỡng nói riêng và thị trường BĐS nói chung.
Mặc dù có những tiềm năng như vậy, tuy nhiên ngành BĐS nghỉ dưỡng cũng có những rủi ro từ những yếu tố như chủ đầu tư, pháp lý nên trước khi đầu tư chúng ta phải có những tư duy, cách nhìn nhận thị trường để có những quyết định đúng đắn.
Tín hiệu “ xanh” dành cho các nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng
Từ khi đường bay quốc tế bắt đầu mở lại, cầu nối du lịch được kết nối sau 2 năm trời người dân bị “ giãn cách” phỏng tỏa. Những con số những ngày đầu mở cửa du lịch khiến ai cũng phải ngỡ ngàng bất ngửa và chắc chắn rằng tương lai bùng nổ về du lịch Việt Nam.
Nhìn chung, các nhà đầu tư có cái nhìn rất triển vọng về BĐS nghỉ dưỡng. Việt Nam đang là “ con rồng kinh tế” Đông Nam Á là một “ miếng bánh ngon” rất tiềm năng mà các đơn vị vận hành quốc tế hợp tác phát triển.
Dọc theo bờ biển Việt Nam, từ Quảng Ning, Thanh Hóa, Phan Thiết Bình Thuận, Phú Quốc, … đang có hàng loạt các thương hiệu như Marriott, Wyndham, Accor, …Qua những điều đó, có thể thấy các nhà đầu tư đang có một tầm nhìn rất rộng và dài hạn trong việc đầu tư các dự án nghỉ dưỡng tại Việt Nam lúc này. Trong thời gian tới, chúng ta sẽ thấy rất nhiều khách sạn, resort, BĐS hàng hiệu mới được ra mắt.
BĐS nghỉ dưỡng hàng hiệu xuất hiện ngày càng nhiều
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, người mua không chỉ đơn thuần xem xét giá bán và tiềm năng tăng trưởng, mà còn đòi hỏi các sản phẩm phải được hoạch định cẩn trọng với cấu trúc quản lý rõ ràng. Việc song hành cùng với thương hiệu, hay còn được biết đến với tên gọi. Branded Residence, có thể mang lại giá trị cộng hưởng cho dự án khi các chủ đầu tư có thể nhận được lợi ích từ chuyên môn, danh tiếng và uy tín của thương hiệu trong việc quá trình phát triển và tiếp cận thị trường.
Tại Việt Nam, các dự án Branded Residence hiện đang phân bố chủ yếu tại các điểm đến du lịch nghỉ dưỡng (theo mô hình condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thương hiệu), và thường được xem như tài sản đầu tư thông qua việc tham gia chương trình cho thuê.
Tuy nhiên trên thế giới sản phẩm này thường có xu hướng phát triển tại các trung tâm đô thị lớn, chủ yếu phục vụ mục đích lưu trú cá nhân (Urban Branded Residence). Tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng thu nhập tại Việt Nam trong những năm gần đây đã ghi nhận sự ra mắt của các dự án Urban Branded Residence tại Tp.HCM và Hà Nội gắn liền với các thương hiệu cao cấp.
Còn đối với các bất động sản ven biển, bất động sản nghỉ dưỡng, Việt Nam những sản phẩm lên đến 2,5-4,5 triệu USD. Điều này đang cho thấy sự trưởng thành của thị trường và tầng lớp người có thu nhập cao. Trên thực tế cũng không có nhiều khó khăn trong việc bán các sản phẩm ven biển, hàng hiệu này. Phổ giá của bất động sản nghỉ dưỡng cũng khá rộng, bên cạnh những sản phẩm có giá cao cũng có những bất động sản giá phải chăng hơn, ví dụ như condotel cho các nhà đầu tư.
“Ngay cả những sản phẩm có giá bán lên đến 4-5 triệu USD cũng là những sản phẩm rất tuyệt vời với tính cạnh tranh rất cao so với bất động sản khu vực nhờ thiết kế đẳng cấp đến từ các kiến trúc sư quốc tế và chất lượng bàn giao xuất sắc. Chính vì vậy cần khẳng định rằng so với các quốc gia trong khu vực, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam rất cạnh tranh với các sản phẩm có giá cao và chất lượng bàn giao như vậy.
Để nhận tài liệu và tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp, anh chị vui lòng liên hệ:
Comments are closed.